Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố Nghị định 59/2023/nđ-cp quy định chi tiết một số điều của luật thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nghị định 59 năm 2023 quy định chi tiết về bầu cử trưởng thôn, khu phố, một vấn đề quan trọng nhằm nâng cao chất lượng công tác bầu cử tại các địa phương. Nghị định nhấn mạnh vai trò của trưởng thôn, khu phố trong việc xây dựng cộng đồng, góp phần thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước. Theo nghị định này, quy trình bầu cử được tổ chức công khai, minh bạch, đảm bảo quyền lợi của mọi công dân trong việc tham gia lựa chọn lãnh đạo địa phương. Các tiêu chí để ứng cử và bầu cử được quy định rõ ràng, nhằm lựa chọn những người có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, tâm huyết và trách nhiệm với cộng đồng. Ngoài ra, nghị định 59 còn quy định về trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc tổ chức bầu cử, đảm bảo an ninh trật tự và tăng cường công tác tuyên truyền để người dân nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình bầu cử. Hãy cùng nhau tham gia tích cực vào quá trình bầu cử trưởng thôn, khu phố, để cùng xây dựng một cộng đồng phát triển, văn minh và đoàn kết. Quyền bầu cử là một trong những quyền cơ bản của công dân, mỗi phiếu bầu của bạn sẽ góp phần làm cho tiếng nói của người dân được thể hiện và lắng nghe trong các quyết định quan trọng của địa phương.
Quy trình bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Nghị định 59/2023/nđ-cp quy định chi tiết một số điều
của luật thực hiện dân chủ ở cơ sở
Bước 1: Công tác chuẩn bị bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
- Ban hành quyết định tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;
Chủ trì, phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQVN cấp xã xây dựng kế hoạch, hướng dẫn nghiệp vụ và tổ chức triển khai kế hoạch chậm nhất 20 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.
- Ban hành quyết định thành lập Tổ bầu cử chậm nhất 10 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư để bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố sau khi thống nhất với Ủy ban MTTQVN cấp xã.
Tổ bầu cử gồm: Đại diện Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố làm Tổ trưởng; thành viên là đại diện các tổ chức đoàn thể, chính trị - xã hội và đại diện hộ gia đình ở thôn, tổ dân phố (không phải là người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố).
Các quyết định phải được thông báo đến Nhân dân ở thôn, tổ dân phố, niêm yết tại nhà văn hóa, nhà sinh hoạt cộng đồng của thôn, tổ dân phố và thông báo trên hệ thống truyền thanh hoặc bằng hình thức khác phù hợp với điều kiện của địa phương chậm nhất 07 ngày trước ngày bầu cử.
- Trưởng ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố dự kiến danh sách người ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;
Báo cáo cấp ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để thống nhất giới thiệu ít nhất 01 người ra ứng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố;
Tổ chức cuộc họp Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố sau khi có ý kiến của chi ủy chi bộ thôn, tổ dân phố để quyết định danh sách chính thức những người ứng cử (ít nhất 01 người).
Nội dung cuộc họp phải được lập thành biên bản theo mẫu số 05 kèm theo Nghị định này và gửi tới Ủy ban nhân dân cấp xã chậm nhất 15 ngày trước ngày tổ chức cuộc họp của cộng đồng dân cư.
Bước 2: Tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố
Việc tổ chức bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố tại cuộc họp của cộng đồng dân cư thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định 59/2023/NĐ-CP .
Bước 3: Công nhận kết quả bầu cử
Trong thời hạn 05 làm việc ngày kể từ ngày nhận được quyết định đã được cộng đồng dân cư biểu quyết thông qua, UBND cấp xã xem xét, quyết định công nhận người trúng cử Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố hoặc quyết định bầu lại;
Trường hợp không ban hành quyết định công nhận hoặc quyết định bầu lại thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chính thức hoạt động khi có quyết định công nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nghị định 59/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/8/2023.